Thân Hữu Đồng Công - Hải Ngoại

Giáo Hội Hiện Thế - Thời Khoảng 27-29/11/2023

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,

Chúng ta, thậm chí cả chính dân Israel, đâu ngờ rằng chiến tranh bùng nổ ở Dải Gaza từ hôm 7/10/2023 cho tới nay... 

Chúng ta, nếu không để ý, chắc cũng không ngờ là Dải Gaza nhỏ bé hầu như đa số chúng ta chẳng hề nghe thấy này

lại có ở trong mạc khải Thánh Kinh, kể cả Tân Ước, nhất là Cựu Ước, liên quan đến dân Philitinh, đến phán quyết và đến truyền giáo.

Gaza đã xuất hiện ngay trong Sách Khởi Nguyên (10:15-19) là một trong những thành phố biên giới của Xứ Canaan xưa.

Trước hết, Gaza liên quan đến dân Philistine 

(Danh xưng Palestine bao gồm những dân đa số Ả Rập sống ở Palestine, cả người Do Thái sống ở Palestine, còn dân Philistine xưa chỉ sống chính yếu ở Dải Gaza):

Dân Philistine đến xứ Canaan từ một vùng duyên hải (Jeremia 47:4).

Vào thời Gio-Duệ, dân Israel đã chiếm trị vùng đất "từ Kadesh đến Gaza..." (Joshua 10:41).

Chi tộc Giuđa đã thừa hưởng Gaza một thời gian trước khi bị mất lại trong tay dân Philistine (Quan Án 1:18).

Samson đã đến Gaza của người Philistine và bị họ âm mưu sát hại mà không được (Quan Án 16:1-3).

Khi Samson bị người yêu Deliah người Philistine lừa đảo đã bị bắt và bị nhốt ở Gaza, sau đó đã giết nhiều người Philistine dù bị mù (Quan Án 16:23-30).

Dân Philistine tiếp tục cai quản Gaza vào thời tiên tri Samuel (1Samuel 6:17).

Vua Hezekiah đã đại thắng dân Philistine, nhưng vẫn không chiếm được Gaza (2Vua 18:8)

Sau nữa, Gaza liên quan đến phán quyết:

Các vị tiên tri Jeremiah (25:17-20)Amos (1:6-7)Zephaniah (2:4) và Zechariah (9:5) đều tiên báo phán quyết trừng phạt với Gaza do bởi tội lỗi của dân Philistine.

Vua Sargon của đế quốc Assyria đã chiếm Gaza và có lẽ đã hủy hoại nó vào năm 720 trước Công nguyên.

Đại đế A Lịch Sơn của Hy Lạp đã hủy hoại nó một lần nữa vào năm 332 trước công nguyên sau một trận chiến kéo dài.

Trong giai đoạn của anh em Nhà Maccabê, Gaza đã bị Israel khuất phục bởi Jonathan.

Sau hết, liên quan đến truyền giáo:

Tân Ước chỉ đề cập đến Gaza một lần duy nhất trong Sách Tông Vụ (8:26-39), khi Phó tế Philipphê nghe thiên thần thúc giục

đã chạy theo và đuổi kịp chiếc xe chở viên quan Ethiopia để giải thích Thánh Kinh cho ông và sau đó rửa tội cho ông.

Có thể nói, Thiên Chúa đã ban cho dân Israel Dải Gaza này trong vùng Đất Hứavà Ngài đã truyền cho dân Israel phải diệt hết các dân ở Đất Hứa (Dân Số 33:51-53).

Lý do duy nhất và trên hết là vì nếu họ không diệt hết thành phần dân ngoại này, họ sẽ bị ảnh hưởng thờ tà thần của các dân này mà bỏ Ngài là Thiên Chúa chân thật duy nhất của họ.

Điển hình nhất là vị vua thứ ba của họ là Solomon, khôn ngoan nhất, phú quí nhất và tiếng tăm nhất, nhưng đã từ từ bỏ Chúa để tôn thờ các tà thần của các bà vợ và hầu thiếp dân ngoại.

Dân Israel đã bất tuân lệnh Chúa nên dân Philistine / Palestine và Dải Gaza tiếp tục trở thành cái gai nhức nhối nhất cho họ qua bao thế kỷ, nhất là từ năm họ lập quốc 1948.

Phải chăng đó là lý do Israel ngày nay đã cương quyết tận diệt nhóm "Hamas: Từ kháng chiến, khủng bố, đến tội ác chiến tranh?"

thậm chí Phải xóa sổ Hamas dù có 'chống cả thế giới

bởi theo 

Thủ Tướng Israel: 'Với Hamas, bây giờ hoặc không bao giờ'

đến độ, Israel đánh nam, dẹp bắc, người dân Gaza không còn chỗ di tản, và

Israel cảnh báo có thể dồn toàn lực tấn công Hamas sau lệnh ngừng bắn

Tuy nhiên, Gaza ngày xưa trong Thánh Kinh chưa thuộc về thế giới Hồi Giáo như ngày nay, do đó: 

Quân đội Israel tấn công Gaza, các nước Ả Rập lên án

Iran kêu gọi các nước Hồi giáo coi quân đội Israel là 'khủng bố'

'Trục kháng chiến' do Iran dẫn dắt đối phó Israel ở Trung Đông

Hamas cảnh báo về chiến tranh "vĩnh viễn" ở biên giới Israel

Xóa sổ Hamas: "Con dao hai lưỡi" với Israel

Thù hận nhắm vào người Do Thái dâng cao bởi cuộc chiến ...

Chúng ta không biết cuộc chiến ở Dải Gaza sẽ diễn biến ra sao và kết thúc như thế nào, 

ngoài một mình Đấng Quan Phòng Thần Linh làm chủ lịch sử loài người,

nhưng chúng ta vẫn tiếp tục tham chiến bên phe công lý và hòa bình,

bằng lòng tin tưởng cầu nguyện của chúng ta, 

và theo dõi tình hình Giáo Hội Hiện Thế trong 4 ngày qua ở những đường links tùy nghi sau đây:

bé tĩnh

GIÁO HỘI

Tiếp kiến chung của ĐTC ngày 29/11/2023 - Kitô hữu phải lấp đầy các xã hội bi quan bằng niềm vui Tin Mừng

Đức Thánh Cha: Công lý và pháp quyền xây dựng một thế giới hoà bình

Vì lý do sức khoẻ Đức Thánh Cha không đi Dubai tham dự COP28

ĐTC Phanxicô mong ước lệnh ngừng bắn ở Gaza được tiếp tục

ĐTC ban ơn toàn xá cho tín hữu viếng hang đá Giáng Sinh tại nhà thờ dòng

Đức Thánh Cha gặp trẻ em đến từ khắp nơi trên thế giới

Giáo huấn của các Giáo hoàng về việc bảo vệ ngôi nhà chung: từ Phaolô VI đến

Tình trạng sức khỏe của ĐTC Phanxicô khá hơn; ngài không bị nhiễm trùng phổi

TGM Paglia: Nhân loại bị chia cắt bởi chiến tranh cần một khởi đầu mới

Một linh mục Đức được trả tự do sau một năm bị bắt cóc tại Mali

Các Giám mục Mỹ và Nhật ca ngợi hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp quốc cấm vũ khí hạt nhân

Các tu sĩ của Pháp công bố cẩm nang về quyền tu sĩ

TGM của Seoul mong muốn Đại hội GTTG 2027 sẽ là cơ hội hoà giải với Triều Tiên

Bêlem hủy bỏ các sự kiện Giáng sinh trong bối cảnh chiến tranh

Các trường Công giáo ở Camerun gặp khó khăn với ngân sách, nạn bắt cóc ...

ĐHY Pizzaballa hoan nghênh việc thả con tin Israel và tù nhân Palestine

Hàng ngàn giáo dân tham dự Thánh Lễ Đại Trào Kính Các Thánh Tử Vì Đạo Việt Nam

Ủy ban Phụng tự HĐGMVN chia sẻ về cuộc gặp gỡ với Tòa Thánh liên quan đến bản

Ơn gọi linh mục của triệu phú Scott-Vincent Borba

 

HIỆN THẾ

Israel-Hamas: Các nhà trung gian quốc tế nỗ lực vận động cho một cuộc ngừng bắn lâu dài

Ngày ngưng bắn thứ năm: Hamas phóng thích thêm con tin, Israel thả thêm tù nhân

Lý do Iran quyết 'không đội trời chung' với Israel

Israel, Hamas trao đổi hơn 40 con tin trong ngày đầu gia hạn ngừng bắn 

Israel - Palestine: Nhìn lại cội nguồn của xung đột

Dải Gaza hoang tàn như 'vùng đất trên Mặt Trăng'

Hình ảnh tương phản đau lòng của Gaza trước và sau ngày nổ ra xung độtToàn cảnh điều kiện ăn ở, giam giữ các con tin ở Hamas

Con tin kể lại 50 ngày sống trong hầm ngầm của Hamas

Israel và Hamas gia hạn thỏa thuận ngừng bắn thêm 2 ngày 

Israel, Hamas đều tuân thủ, muốn kéo dài lệnh ngừng bắn để thả thêm con tin

WHO cảnh báo hiểm họa chết người hơn cả bom đạn ở Dải Gaza

Thế khó của Israel sau thỏa thuận ngừng bắn với Hamas

Trẻ em chơi đùa trên bãi biển Gaza khi tiếng súng lặng im

Đường trở về nhà đầy khó khăn của tù nhân Palestine được trả tự do

Biến đổi khí hậu gây thiệt hại 14% GDP của Đông Nam Á

COP28 Dubai : Trung Quốc và Mỹ gây khí thải nhiều nhất trên thế giới, nguyên thủ đều vắng mặt


Núi lửa trên toàn cầu đồng loạt phun trào, có đáng lo?

Máy bay không người lái do trí tuệ nhân tạo AI điều khiển sắp thành hiện thực

60% người Mỹ nghĩ tiền bạc mua được hạnh phúc, nhưng giá bao nhiêu?

Voi con bị xe tông, cả đàn voi lao ra đường giẫm nát xe

Chú rể Thái Lan bắn chết cô dâu trong đám cưới

Cô gái Pakistan bị dân làng giết vì lộ ảnh trên mạng xã hội

Việt Nam lại cho đổi ‘Thẻ Căn Cước Công Dân,’ 80 triệu dân sắp bị hành

LS Đặng Đình Mạnh: Ăn hối lộ ‘không vụ lợi’ là ngụy biện của tư pháp Việt Nam

Quan chức CSVN ăn hối lộ mà ‘không vụ lợi’ thì không có tội

Triều cường gây ngập, dân Sài Gòn vất vả sống chung dòng nước ô nhiễm

 

Tiếp kiến chung 29/11: Kitô hữu phải lấp đầy các xã hội bi quan bằng niềm vui Tin Mừng

Đức Thánh Cha nhận định rằng chúng ta có thể dễ dàng nản lòng trong những thời điểm mà Thiên Chúa dường như không có chỗ đứng và những ước muốn sâu xa nhất của trái tim con người dường như bị dập tắt bởi nỗi ám ảnh về tiền bạc và quyền lực. Tuy nhiên, Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta rằng trong kế hoạch của Thiên Chúa, đây là lúc thuận tiện, đây là ngày cứu độ. Do đó, lòng nhiệt thành tông đồ thúc đẩy chúng ta tìm ra những cách thức mới để mang kho tàng đó đến những nơi chúng ta sống.

Vatican News 

Dù sức khỏe chưa hoàn toàn bình phục và phải hủy chuyến đi Dubai vào cuối tuần nhưng Đức Thánh Cha vẫn hiện diện và chủ sự buổi Tiếp kiến chung vào sáng thứ Tư ngày 29/11/2023.

Bài giáo lý được trình bày trong buổi Tiếp kiến chung có chủ đề là “Lời loan báo Tin Mừng cho hôm nay”, tiếp tục suy tư của hai bài giáo lý trước về Tông huấn Niềm Vui của Tin Mừng, với lời kêu gọi công bố “niềm vui Tin Mừng” ở đây và bây giờ, thời đại hiện tại của chúng ta. Đức Thánh Cha nhận định rằng chúng ta có thể dễ dàng nản lòng trong những thời điểm mà Thiên Chúa dường như không có chỗ đứng và những ước muốn sâu xa nhất của trái tim con người dường như bị dập tắt bởi nỗi ám ảnh về tiền bạc và quyền lực. Tuy nhiên, Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta rằng trong kế hoạch của Thiên Chúa, đây là lúc thuận tiện, đây là ngày cứu độ. Do đó, lòng nhiệt thành tông đồ thúc đẩy chúng ta, những người đã nhận được ân sủng biến đổi của Lời Chúa và niềm vui của Tin Mừng, tìm ra những cách thức mới để mang kho tàng đó đến những nơi chúng ta sống, học tập và làm việc, và thể hiện bằng cuộc sống của chúng ta, đặc biệt là qua sự tôn trọng, lòng trắc ẩn và sự dịu dàng trong lời nói, tình yêu của Chúa Giêsu dành cho mỗi cá nhân.

Đức Thánh Cha mong ước rằng qua những cuộc gặp gỡ hàng ngày, chúng ta trở thành những chứng nhân của niềm hy vọng và những người mang Tin Mừng, những người truyền cảm hứng cho tất cả những người chúng ta gặp gỡ để mở rộng cánh cửa tâm hồn cho Đấng Duy nhất có thể ban niềm vui và bình an hôm nay và mãi mãi.

Bài giáo lý của Đức Thánh Cha 

Anh chị em thân mến!
Trong những bài giáo lý vừa qua chúng ta đã thấy rằng lời loan báo của Kitô giáo là niềm vui và được dành cho mọi người; hôm nay chúng ta hãy xem xét khía cạnh thứ ba: sứ điệp Kitô giáo cho hôm nay (hiện tại).

Bi quan về ngày nay

Hầu như chúng ta luôn nghe thấy những điều không hay về ngày nay. Tất nhiên, với các cuộc chiến tranh, biến đổi khí hậu, những bất công và di cư trên hành tinh, những khủng hoảng gia đình và niềm hy vọng, không thiếu những lý do để lo lắng. Nhìn chung, thời đại hôm nay dường như đang bị ảnh hưởng bởi một nền văn hóa đặt cá nhân lên trên mọi người khác và đặt công nghệ ở trung tâm của mọi thứ, với khả năng giải quyết nhiều vấn đề và sự tiến bộ vượt bậc của nó trong nhiều lĩnh vực. Nhưng đồng thời, nền văn hóa tiến bộ kỹ thuật-cá nhân này dẫn đến việc khẳng định một thứ tự do không muốn đặt ra những giới hạn cho nó và tỏ ra thờ ơ với những người chậm lại phía sau. Và do đó, nó đặt những khát vọng lớn lao của con người vào lối lý luận thường là tham lam của nền kinh tế, với một quan niệm sống loại bỏ những người không sinh lợi và khó để nhìn xa hơn những gì trước mắt. Thậm chí chúng ta có thể nói rằng chúng ta thấy mình đang ở trong nền văn minh đầu tiên trong lịch sử, một nền văn minh cố gắng tổ chức một xã hội loài người trên toàn cầu mà không có sự hiện diện của Thiên Chúa, tập trung vào các thành phố vĩ đại mà chỉ có chiều ngang, (chỉ có tính phàm trần), ngay cả khi chúng có những tòa nhà cao chọc trời đến chóng mặt.

Câu chuyện Babel với những tham vọng xưa và nay

Câu chuyện về thành phố Babel và ngọn tháp của nó hiện lên trong tâm trí (xem St 11,1-9). Nó kể lại một dự án xã hội đòi hỏi sự hy sinh mọi cá tính vì hiệu quả của tập thể. Nhân loại chỉ nói một ngôn ngữ - có thể nói rằng họ có một “lối suy nghĩ duy nhất” -, nó như thể được bọc trong một loại bùa chú chung có khả năng hấp thụ tính độc đáo của mỗi người vào trong một bong bóng của sự đồng nhất. Sau đó, Thiên Chúa làm xáo trộn các ngôn ngữ, nghĩa là Người thiết lập lại những khác biệt, Người tạo lại các điều kiện để phát triển tính duy nhất, Người phục hồi sự đa dạng nơi ý thức hệ muốn áp đặt cái duy nhất. Chúa cũng khiến nhân loại thoát khỏi cơn mê về sự toàn năng của nó: “chúng ta phải làm cho danh mình lẫy lừng”, những cư dân kiêu hãnh của Babel nói (c. 4), những người muốn vươn lên tới trời, đặt mình vào vị trí của Thiên Chúa. Nhưng đó là những tham vọng nguy hiểm, tha hóa, mang tính hủy diệt, và bằng cách làm xáo trộn những kỳ vọng này, Chúa bảo vệ con người, ngăn chặn một thảm họa sắp xảy ra. Câu chuyện này thực sự có vẻ mang tính thời sự: ngay cả ngày nay, sự gắn kết, thay vì dựa trên tình huynh đệ và hòa bình, thường dựa trên tham vọng, chủ nghĩa dân tộc, sự tương hợp, các cơ cấu kinh tế kỹ thuật khắc sâu niềm tin rằng Thiên Chúa thì vô nghĩa và vô dụng: không phải bởi vì chúng ta tìm kiếm thêm kiến ​​thức, nhưng trên hết là để có thêm quyền lực. Đó là một cơn cám dỗ tràn ngập những thách đố lớn lao của nền văn hóa ngày nay.

“Đây là lúc thuận tiện, đây là ngày cứu độ!” 

Trong tông huấn Evangelii gaudium, tôi đã cố gắng mô tả một số thách đố (xem các số. 52-75), nhưng trên hết tôi mời gọi “một cách loan báo Tin Mừng có khả năng rọi ánh sáng vào những cách thức mới trong mối liên hệ với Thiên Chúa, với tha nhân, với môi trường, và khơi dậy những giá trị căn bản. Nó phải đến được những nơi mà những câu chuyện và mô hình mới được hình thành, đem Lời Chúa Giêsu đến tần tầng thẳm sâu nhất của tâm hồn của các thành phố của chúng ta” (số 74). Nói cách khác, chúng ta chỉ có thể rao giảng Chúa Giêsu bằng cách sống trong nền văn hóa của thời đại mình; và luôn luôn ghi nhớ trong lòng những lời của Thánh Phaolô nói về hiện tại: “Đây là lúc thuận tiện, đây là ngày cứu độ!” (2 Cr 6,2). Do đó, không cần thiết phải đối chiếu ngày nay với những tầm nhìn khác từ quá khứ. Cũng không đủ nếu chỉ nhắc lại những niềm tin tôn giáo đã có được, những điều dù đúng đến đâu, cũng trở nên trừu tượng với thời gian trôi qua. Một sự thật trở nên đáng tin cậy hơn không phải vì người ta lên tiếng nói lên điều đó, nhưng bởi vì nó được làm chứng ​​bằng cuộc sống.

Chúng ta không được sợ đối thoại

Lòng nhiệt thành tông đồ không bao giờ là sự lặp lại đơn giản của một phong cách đã có, nhưng là chứng tá rằng Tin Mừng vẫn còn sống ở đây cho chúng ta ngày nay. Nhận thức được điều này, do đó chúng ta hãy xem thời đại và nền văn hóa của mình như một món quà. Chúng là của chúng ta và rao giảng Tin Mừng cho chúng không có nghĩa là phán xét chúng từ xa, thậm chí không đứng trên ban công hô vang tên Chúa Giêsu, nhưng đi xuống các con đường, đến những nơi chúng ta sống, thường xuyên đến những nơi chúng ta đau khổ, làm việc, học tập và suy tư, sống ở ngã tư nơi con người chia sẻ những gì có ý nghĩa đối với cuộc sống của họ. Nó có nghĩa là, như là một Giáo hội, là một loại men “đối thoại, gặp gỡ và hiệp nhất. Suy cho cùng, chính những công thức đức tin của chúng ta là kết quả của một cuộc đối thoại và gặp gỡ giữa các nền văn hóa, cộng đồng và hoàn cảnh khác nhau. Chúng ta không được sợ đối thoại: ngược lại, chính sự so sánh và phê bình đã giúp chúng ta bảo vệ thần học khỏi bị biến thành ý thức hệ” (Bài phát biểu tại Hội nghị Toàn quốc lần thứ V của Giáo hội Ý, Firenze, ngày 10 tháng 11 năm 2015).

Hoán cải việc mục vụ để thể hiện Tin Mừng cách tốt hơn trong thế giới ngày nay

Chúng ta cần phải ở ngã ba đường của ngày nay. Rời bỏ chúng có nghĩa là làm Tin Mừng nghèo đi và biến Giáo hội thành một giáo phái. Mặt khác, thường xuyên gặp gỡ họ giúp các Kitô hữu chúng ta hiểu một cách mới mẻ những lý do cho niềm hy vọng của chúng ta, để rút ra và chia sẻ “những điều mới và những điều cũ” từ kho tàng đức tin (Mt 13,52). Nói tóm lại, thay vì muốn hoán cải thế giới ngày nay, chúng ta cần hoán cải việc mục vụ để nó thể hiện Tin Mừng cách tốt hơn trong thế giới ngày nay (xem Evangelii gaudium, 25). Chúng ta hãy biến ước muốn của Chúa Giêsu thành ước muốn của mình: giúp những người bạn đồng hành của chúng ta không đánh mất lòng khao khát Thiên Chúa, nhưng mở lòng họ ra với Người và tìm thấy Đấng duy nhất, hôm nay và luôn luôn, mang lại bình an và niềm vui cho con người.